Tin Tức

​​​​​​​Hướng dẫn cách ghi chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Vũ Ngọc Dũng
28/03/2023
533 lượt xem

Ghi chứng từ khấu trừ thuế là việc làm cần thiết để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với pháp luật. Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân sử dụng mẫu nào? Cách ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN như thế nào? Hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây để được giải đáp. 

 

1. Cách ghi chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2023

1.1 Quy định pháp luật về chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 

Căn cứ Khoản 5 điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chứng từ điện tử như sau: 

“ 5. Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.”

1.2 Mẫu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 

Mẫu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là một tài liệu quan trọng trong quá trình khai thuế. Mẫu này bao gồm thông tin về người bị khấu trừ thuế TNCN và số tiền thuế bị khấu trừ (Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính).

Căn cứ Điều 32, Chương III, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các thông tin cần có trên mẫu chứng từ này bao gồm:

Các thông tin cần có trong chứng từ khấu trừ thuế bao gồm:

a) Tên, ký hiệu mẫu, ký hiệu và số thứ tự của chứng từ khấu trừ thuế;

b) Thông tin về người nộp bao gồm tên, địa chỉ và mã số thuế;

c) Thông tin về người nộp thuế, bao gồm tên, địa chỉ và mã số thuế nếu có;

d) Thông tin về quốc tịch (nếu người nộp thuế không phải là công dân Việt Nam), khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số tiền thuế đã được khấu trừ và số thu nhập còn lại;

e) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;

g) Họ tên và chữ ký của người trả thu nhập.

Nếu sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử, thì chữ ký trên chứng từ sẽ là chữ ký số để đảm bảo giá trị pháp lý cho các dữ liệu điện tử. 

=> Như vậy, đối với các tổ chức/cá nhân khấu trừ thuế tự xây dựng hệ thống phần mềm hoặc sử dụng phần mềm của bên thứ ba để phát hành chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, cần đảm bảo được nội dung bắt buộc như trên một cách chuẩn xác để người dùng có thể nắm bắt thông tin một cách thuận tiện, rõ ràng.

 Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Báo Cáo Sử Dụng Chứng Từ Khấu Trừ Thuế TNCN 

2. Hướng dẫn cách ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN

2.1 Ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN: THÔNG TIN NGƯỜI NỘP THUẾ

  • Họ và tên (bắt buộc): Ghi đầy đủ theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với cá nhân, ghi tên như trên tờ đăng ký mã số thuế hoặc trên CMND.
  • Quốc tịch (bắt buộc): Ghi quốc tịch của cá nhân.
  • Địa chỉ: Ghi đúng địa chỉ thường trú đã đăng ký với cơ quan thuế.
  • Số điện thoại: Ghi đầy đủ số điện thoại của cá nhân.
  • Email: Ghi địa chỉ email của cá nhân.
  • Mã số thuế: Ghi đầy đủ MST của người nộp thuế. 
  • Cá nhân cư trú: Đánh dấu "Có" nếu cá nhân đang cư trú, đánh dấu "Không" nếu không phải

Nếu người nộp thuế không có mã số thuế, vui lòng điền các thông tin sau:

  • Số CMND/CCCD/HC: Số CMND/CCCD nếu mang quốc tịch Việt Nam hoặc số hộ chiếu nếu không mang quốc tịch Việt Nam.
  • Nơi cấp: Ghi tỉnh/thành phố nếu là số CMND/CCCD hoặc quốc gia nếu là hộ chiếu.
  • Ngày cấp: Ghi ngày được cấp trên CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.

2.2 Ghi chứng từ khấu trừ thuế TNCN: THÔNG TIN THUẾ TNCN KHẤU TRỪ

  • Loại thu nhập: Cần ghi rõ loại thu nhập cá nhân đã nhận được, ví dụ như thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh, từ đầu tư vốn...
  • Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: Ghi số tiền đóng BHXH hoặc các khoản bảo hiểm bắt buộc mà tổ chức/doanh nghiệp đã nộp cho nhân viên.
  • Thời điểm trả thuế TNCN: Cần ghi tháng/năm trả thuế TNCN, đây là khoảng thời gian chi trả thu nhập cho nhân viên trong năm dương lịch. Ví dụ: từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2023, anh/chị ghi: Tháng: 5-10 / Năm: 2023. 
  • Tổng thu nhập chịu thuế phải khấu trừ: Đây là tổng số tiền thu nhập mà đơn vị đã trả cho cá nhân, chưa bao gồm các khoản đóng góp hay giảm trừ gia cảnh. Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập của NLĐ - các khoản NLĐ được miễn thuế.
  • Tổng thu nhập tính thuế: Đây là tổng số tiền thu nhập của cá nhân sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ phụ thuộc.
  • Số tiền thuế TNCN khấu trừ: Là số tiền thuế mà đơn vị đã khấu trừ của người nộp (NLĐ) 
  • Tổng thu nhập chịu thuế đã phải trừ.
  • Số TNCN còn được nhận: Số tiền TNCN còn lại sau khi đã trừ số tiền thuế TNCN đã khấu trừ. Số này tính bằng cách lấy tổng thu nhập chịu thuế đã phải trừ (7) trừ đi số thuế TNCN đã khấu trừ (6).

3. Kết luận

Như vậy, Nhân Hòa đã hướng dẫn các bạn chi tiết cách để ghi mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo các quy định pháp luật mới nhất, nếu có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ Nhân Hòa hoặc để lại comment để được hướng dẫn chi tiết. 

Với phần mềm Echungtu của Nhân Hòa, việc ghi chứng từ khấu trừ thuế cho doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết! EChungtu với đầy đủ các tính năng vượt trội như: 

Đảm bảo 100% quy định của pháp luật: Đáp ứng đầy đủ chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và Thông tư 37/2010/TT-BTC.

Cập nhật nhanh chóng: Luôn cập nhật các mẫu tờ khai thuế theo chính sách mới nhất từ cơ quan Thuế.

Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm tối ưu lên đến 90% thời gian và chi phí so với phương thức ký kết hợp đồng giấy truyền thống tại doanh nghiệp.

Dễ dàng sử dụng: Giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng, quản lý theo danh mục rõ ràng.

Chỉ từ 490K, đăng ký ngay gói cước phù hợp với doanh nghiệp.

Liên hệ thông tin sau để được tư vấn kỹ hơn:

Đăng ký nhận tư vấn

Bài viết liên quan